Kinh nghiệm du lịch Ngọc Chiến Mường La Sơn La

Ngọc Chiến là một xã của huyện Mường La, Sơn La. Nơi đây vốn nổi tiếng trong cộng đồng du lịch bởi khung cảnh đẹp như tranh; nép mình trong những dãy núi cao hùng vĩ. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi cho những cảnh quan tuyệt vời; du lịch Ngọc Chiến Mường La còn hấp dẫn du khách bởi những bãi tắm nước nóng tự nhiên; tại các bản Lướt, bản Đớt và bản Khau Vai. Hãy cùng VIVU khám phá địa danh này ngay thôi nào!

Giới thiệu chung về Ngọc Chiến

Nằm ở độ cao trên 1.600m so với mặt nước biển, cách nhà máy thủy điện Sơn La khoảng 40km; và cách thành phố Sơn La gần 80km theo đường TL106. Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La là nơi tập trung sinh sống của ba dân tộc Thái, Mông, La Ha. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc; đó là những di sản quý giá được kết tinh qua bao thế hệ. Ai đến Ngọc Chiến cũng đều ngỡ ngàng; trước văn hóa kiến trúc của những ngôi nhà người Thái; được làm hoàn toàn bằng gỗ pơ mu với kiểu kiến trúc đầu đón, đầu xà, kèo cột tinh tế.

du-lich-ngoc-chien-muong-la

Mỗi bản nơi đây có khoảng 70 đến 100 hộ dân đều có khoảng trống; và có lối đi ô bàn cờ, khác biệt so với các bản người Thái ở nơi khác. Cùng với kiến trúc nhà sàn, các nghề truyền thống như: Xe tơ, dệt vải, đan nát; (nghề thủ công mây tre đan của người Thái nơi đây rất nổi tiếng); Thêu, dệt thổ cẩm của người Mông; lễ hội gội đầu của người Thái, hội Gầu tào của người Mông; hội dâng hoa măng của người La Ha cùng trang phục, làn điệu dân ca; dân vũ đặc trưng của các dân tộc, đặc biệt là phương pháp chữa bệnh bằng bài thuốc dân tộc,….; đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo cho Ngọc Chiến.

Người dân Ngọc Chiến thân thiện hiếu khách

Đến với Ngọc chiến, du khách có thể vào bất cứ gia đình nào; đều được gia chủ đón tiếp như khách quý; cùng được trải nghiệm các công việc hàng ngày, thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương như: Xôi nếp tan (vừa thơm lại dẻo), cơm lam, thịt nướng, cá nướng,…Đặc biệt hơn nữa, tại bản Lướt hiện đã có các phòng tắm nước khoáng nóng bằng gỗ pơ mu. Ngoài ra, khách có thể tắm tự do tại mó nước ở bản Khau Vai; suối Chiến ở bản Mường Chiến và tìm hiểu các nghề truyền thống của bà con,…

muong-la

Với những tiềm năng du lịch thiên nhiên, văn hóa phong phú của Ngọc Chiến hiện nay; đang được gìn giữ và bảo tồn; nơi đây là điểm du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp với nghỉ dưỡng lý tưởng đối với khách du lịch. Chắc chắn rằng nếu có sự đầu tư đúng mức và bài bản; Ngọc Chiến hoàn toàn có thể trở thành điểm điến hấp dẫn của Sơn La nói riêng và khu Tây Bắc nói chung.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sơn La 2021 đầy đủ và chi tiết

Nên du lịch Ngọc Chiến Mường La vào thời gian nào?

Các bạn có thể sắp xếp được thời gian vào bất cứ lúc nào đều có thể đến Ngọc Chiến; chỉ duy nhất trừ mùa mưa của miền Bắc thì hơi khó khăn để đến Ngọc Chiến; nếu đi từ phía Mù Cang Chải sang (do đường trơn trượt, lày lội).

Mùa lúa chín ở Ngọc Chiến cũng vào khoảng tháng 9-10; gần như trùng với thời điểm lúa chín ở Mù Cang Chải. Từ Mù Cang Chải đi sang Ngọc Chiến cũng khá tiện đường; nên các bạn có thể kết hợp 2 địa điểm này trong cùng một hành trình.

ngoc-chien-muong-la

Với lợi thế suối nước nóng nên có thể đến Ngọc Chiến vào thời điểm khoảng cuối năm; lúc tiết trời se lạnh để trải nghiệm cảm giác thật vô cùng sảng khoái sau khi tắm xong.

Hướng dẫn đi tới Ngọc Chiến Mường La

Theo hướng Mù Cang Chải

Từ Hà Nội đi theo hướng lên Mù Cang Chải, đến chân đèo Khau Phạ; phía bên kia sẽ thấy một biển chỉ đi Nậm Khắt. Đi khoảng 11km sẽ tới Nậm Khắt, rẽ trái là đường sang Ngọc Chiến – Mường La. Đường vào Nậm Khắt đã trải bê tông gần hết; hết đường bê tông sẽ là đường rẽ để đi Mường La. Tiếp tục đi cho đến khi thấy một đoạn cua như dưới đây; rẽ theo hướng mũi tên chỉ để đi sang Ngọc Chiến.

Cập nhật tháng 4/2021: Đường vào Nậm Khắt rồi sang Ngọc Chiến hiện giờ đã thay đổi khá nhiều; đường được nâng cấp trải nhựa, ô tô chạy ngon lành. Những hình ảnh này có thể không còn chính xác. Các bạn đi từ chân đèo Khau Phạ cứ bám theo Google Maps hoặc hỏi người dân địa phương; để tìm đường sang Ngọc Chiến dễ nhất.

Theo hướng Sơn La – Mường La

Từ Hà Nội đi lên Sơn La rồi đi vào theo hướng Mường La; từ Mường La chạy dọc theo đường 106 cho tới khi thấy biển rẽ vào Ngọc Chiến (khoảng 25km). Bạn sẽ đi qua rất nhiều cung đường phượt Tây Bắc

Lưu trú ở đâu khi du lịch Ngọc Chiến?

Là một địa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng, đương nhiên nếu muốn ở lại qua đêm ở Ngọc Chiến; các bạn chỉ có thể lựa chọn các homestay của người dân ở đây. Nếu đi ít người và quá lỡ đường, các bạn có thể xin ngủ nhờ ở bất cứ nhà dân nào; mà các bạn cảm thấy rộng rãi. Đấy là trong trường hợp không tìm thấy các nhà dân có làm dịch vụ thôi nhé. Trong trung tâm xã, có khá nhiều nhà dân cung cấp cho các bạn dịch vụ từ homestay; tắm nước nóng và phục vụ cả ăn uống.

du-lich-ngoc-chien

Chơi gì khu du lịch Ngọc Chiến Mường La?

Tắm suối nóng

Đến Ngọc Chiến thì không thể bỏ lỡ vụ này, nguồn suối nước nóng ở Ngọc Chiến bao đời nay; vẫn hàng ngày phục vụ bà con dân bản đến tắm. Với nhiệt độ vừa phải cùng các nguồn khoáng chất tự nhiên có sẵn; sau khi tắm xong cơ thể trở nên khoan khoái, nhẹ nhàng; bao mệt mỏi của chặng đường dài đến với Ngọc Chiến bỗng chốc biến mất.

am-nuoc-nong-ngoc-chien

Thưởng thức món ngon khi du lịch Ngọc Chiến Mường La

Ngoài tắm suối nước nóng, đến với Ngọc Chiến các bạn còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực của người Thái; một trong những nền ẩm thực lâu đời và đặc sắc nhất của vùng Tây Bắc. Mâm cỗ người dân Ngọc Chiến chuẩn bị cho khách thường có một chai rượu thơm nồng; gà nướng, cá nướng, thịt lợn, các loại rau và sản vật của địa phương. Đặc biệt không thể thiếu món xôi nếp tan dẻo thơm; được nấu từ những hạt gạo từ cánh đồng Ngọc Chiến.

mam-co-nguoi-muong

Nhà máy Thủy điện Sơn La

Nhà máy Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm tại tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005,. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012; sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam; và cả khu vực Đông Nam Á.

dia-diem-du-lich-son-la-cum-song-da

Hang Co Noong

Đây là một điểm di tích khảo cổ thuộc thị trấn Ít Ong. Để lên được hang này, từ đồn công an Thủy điện Sơn La các bạn đi ngược thẳng lên núi; sẽ đến được điểm cách cửa hang phía Tây khoảng 250m. Vào trong hang, các bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh sắc diệu kỳ của tạo hóa; thế giới của vô số nhũ đá với những hình thù kỳ ảo.

rong số này có một nhũ đá mang hình đôi trai, gái quấn quýt bên nhau; được gắn với truyền thuyết về mối tình thủy chung của một chàng trai nghèo với cô con gái nhà quan giàu có. Lòng hang có hình vòng cung, chỗ rộng hơn 50m; có chỗ vòm hang cao tới 20m. Các góc tối trần hang là nơi trú ngụ của những đàn dơi. Thạch nhũ trần hang cũng đủ kiểu hình dáng, kích thước; những khối thạch nhũ buông rủ, óng ánh tựa những đám mây ngũ sắc. Có khối tựa những bức phù điêu tùy theo tưởng tượng của người thưởng ngoạn.

hang-co-noong-du-lich-mgoc-chien

Cửa hang chính quay về hướng Đông, rộng khoảng 15m, cao hơn 7m; ở giữa có hòn đá to được một cây cổ thụ ôm lấy tựa cột chống cửa hang, chia hang thành 2 ngách.

Bản Cát Lình – du lịch Ngọc Chiến

Cách trung tâm huyện chưa đầy 20 km, Cát Lình là một bản của đồng bào Mông nằm bên sườn đỉnh Pu Tha Kềnh (Núi Múa Khèn); cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Mùa lúa chín này, nơi đây nhìn từ xa tựa như bức tranh đa sắc màu; tầng tầng lớp lớp trải dài từ sườn núi này nối sang núi khác, kéo xuống tận thung sâu.

Cát Lình – là địa danh phiên âm ra tiếng phổ thông, chứ người dân nơi đây vẫn gọi vùng đất này là Co Linh (nghĩa là khu rừng nhiều khỉ). Cũng bởi vùng đất này còn khá hoang sơ, nơi trú ngụ của nhiều loài muông thú, trong đó có loài khỉ. Rừng nguyên sinh còn nhiều, suối nước dồi dào quanh năm, đồng bào dân tộc Mông các vùng Chiềng Ân; Ngọc Chiến đã về đây khai khẩn, lập bản, bám trụ từ những năm 70 của thế kỷ trước. Lên Cát Lình chỉ có một con đường liên bản gập ghềnh sỏi đá; nối trung tâm xã Chiềng Muôn với các bản Hua Đán – Nậm Kìm – Cát Lình.

ban-cat-linnh

Lễ cúng cơm mới

Đây là nghi thức đầu tiên trong Lễ hội mừng cơm mới hằng năm tại xã Ngọc Chiến; với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất phù hộ; che chở cho bản làng, cho mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no.

Ngoài những lễ vật như gà, cá, các loại hoa quả, trên mâm Lễ dâng lên tổ tiên không thể thiếu cơm mới, cơm cũ, đĩa cốm; “khẩu háng” đặc trưng của đồng bào Thái Trắng (cơm được chế biến từ thóc đồ chín, phơi khô, xát thành gạo rồi lại đồ lên). Thầy cúng thực hiện các nghi lễ với lòng thành kính bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh thổ địa; các vị thần tiên phù hộ, che chở cho bản làng, xua đuổi tà ma, thú dữ và bệnh tật; cầu mong sang năm bà con làng bản lại có một mùa màng bội thu. Tại Lễ cúng, sẽ có đại diện già làng, trưởng bản, người có uy tín dự lễ.

le-cung-com-moi

Lễ cúng cơm mới trước đây chỉ tổ chức tại các gia đình, nhưng vài năm trở lại đây; Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp xã, huyện nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện Mường La.

Tham khảo Lịch trình du lịch Ngọc Chiến Mường La

Ngày 1 : Hà Nội – Nghĩa Lộ – Đèo Khau Phạ – Nậm Khắt – Ngọc Chiến

– 7h00 : Xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng đường 32 lên cầu Trung Hà – Thanh Sơn – Văn Chấn – Nghĩa Lộ. 12h00 Nghỉ ăn trưa ở Tú Lệ
– Vượt qua đèo Khau Phạ ở ngay gần chân đèo có biển chỉ đi Nậm Khắt. Từ Nậm Khắt hỏi người dân đường đi Ngọc Chiến (Mường La). Tối ngủ ở Ngọc Chiến, ăn cơm nếp người Thái, tắm suối nóng.

du-lich-ngoc-chien-1

Ngày 2 : Du lịch Ngọc Chiến – Mường La – Sơn La – Mộc Châu

– 7h30 : Khởi hành từ Ngọc Chiến về Mường La, vào thăm nhà máy Thủy điện Sơn La. Từ Mường La tiếp tục di chuyển về Tp Sơn La. Thăm quan di tích Nhà tù Sơn La.
– Nghỉ ăn trưa tại Tp Sơn La– 13h00 : Đi từ Tp Sơn La về Mộc Châu, Khám phá Đồi chè hình trái tim, Rừng thông Bản Áng

Ngày 3 : Mộc Châu – Hà Nội

– 7h00 : Ăn sáng tại Mộc Châu.

– 8h00 : Khám phá bản Thông Cuông, Pa Phách

– 12h00 : Khởi hành về Hà Nội, trên đường về dừng ăn ở một số quán ăn nổi tiếng trên Quốc lộ 6

VIVU chúc các bạn có một hành trình khám phá Ngọc Chiến Mường La Sơn La vui vẻ, an toàn và đầy ý nghĩa!

Tô Lan Hương
Tô Lan Hươnghttps://vivu.net
Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Mục đích của cuộc đời chính là sống, trải nghiệm đến tận cùng. Háo hức vươn xa, không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here