Du lịch chùa Tây Phương và chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc cổ

Chùa Tây Phương là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng về cả cảnh quan, giá trị lịch sử và nghệ thuật điêu khắc. Đặc biệt, hệ thống tượng cổ ở đây khiến ai cũng phải thốt lên kinh ngạc. 

tam quan hạ Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương ở đâu? 


Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc Tự thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cách trung tâm thủ đô khoảng 40km, chùa là quần thể kiến trúc lịch sử, nghệ thuật gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo tại Việt Nam. 

Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu cao 50m với rừng rậm bao quanh. Núi này có hình dáng như trâu đầu đàn uống nước sông Tích. 8 ngọn núi xung quanh hợp lại như đàn trâu.  

Sau vài thế kỷ, địa điểm này lại gắn liền với Cao Biền, Tiết độ sứ thời Đường. Ông từng cai trị An Nam, đến vùng đất này xây kiến trúc tôn giáo tới mục đích chặn mạch xứ Nam. 

Tuy nhiên đó vẫn chỉ là thuyết truyền miệng. Thực tế, các dấu tích, hiện vật tìm được xác định vào thời Mạc Phúc Nguyên (1547-1561).  

Chùa Tây Phương

Lịch sử chùa Tây Phương Thạch Thất 


Một số phương tiện truyền thông cho rằng chùa Tây Phương Thạch Thất xây dựng vào thời nhà Mạc chưa có chứng cứ cụ thể. Song tin này có độ tin cậy khá cao do chùa vào những năm 30 thế kỷ 18 đã phải trùng tu nhiều. Cũng theo web của tỉnh Hà Tây (nay sáp nhập vào Hà Nội), chùa được dựng thế kỷ 6-7.  

Bên cạnh đó, 2 tấm bia trong chùa dù phần lớn chữ đã mờ nhưng vẫn đọc được mặt ngoài ghi Tín thí, Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi. Mặt còn lại áp tường nên không rõ khắc gì. Hoa văn trang trí mang đậm phong cách thế kỷ 16-17. 

Đến thời vua Lê Thần Tông năm 1632, chùa được dựng thêm 3 gian thượng điện, hậu cung cùng 20 gian hàng lang. Trong khoảng thời gian năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc phá bỏ chùa cũ, cho xây lại chùa mới, tam quan.  

Phải đến năm 1794, chùa mới được tu sửa như kiến trúc ngày nay. Tên gọi Tây Phương Cổ Tự cũng được đặt từ đó. 

Kiến trúc chùa Tây Phương 


Chùa Tây Phương nằm ở vị trí: hướng Đông giáp gò Đồng Sông, gò Kim Quy; hướng Tây giáp dòng Tích Giang; hướng Nam giáp núi Con Voi; hướng Đông Nam giáp núi Lý Ngư; hướng Tây Bắc giáp đỉnh Ba Vì.

Thực chất, đây là quần thể chùa  gồm 9 đơn nguyên. Trong đó, chùa chính là thành phần nổi bật nhất, kết hợp với các đơn nguyên còn lại để tạo nên tổng thể uy nghi, to lớn. 

Tam quan thượng

Vượt qua 247 bậc đá ong từ Tam quan hạ, du khách sẽ đến Tam quan thượng Tây Phương. Nền cổng được kẻ bằng đá ong, giật 3 cấp với độ cao 50cm. Giống như cổng dưới, tam quan thượng gồm 4 cột làm bằng gạch. 

2 cột ở giữa nhô cao hơn với phần trụ hình đuôi phượng lá lật, chụm vào nhung. Phần đuôi có dạng hình vuông. Dưới phần đầu vuông, người ta tạc chỏm cong mui luyện đắp cờ nổi, đầu đao uốn cong. Tiếp dưới nữa là ô hộc khắc sâu. 

với 2 cột ở ngoài cùng, phần cột tạo hình búp sen, phía dưới tạc đầu vuông thắt nhỏ ở 2 đầu. Tạo hình phần dưới tương tự 2 cột ở trong. Tất cả điều này tạo nên tổng thể cân xứng, mẫu mực. 

tam quan thượng chùa tây phương

Tam quan hạ 

Tam quan hạ Tây Phương nằm ngay dưới chân núi với 4 trụ biểu. 2 trụ giữa cao hơn có phần đỉnh đắp tự phượng chầu, dưới tạo hình lồng đèn. Phần thân trụ được kẻ chỉ gờ, thắt cổ bồng ở phần đế.  

Hai cột trụ bên có cấu trúc hình hộp tương tự. Tuy nhiên, phần đỉnh trụ được tạc hình búp sen, mặt trước khắc câu đối chữ Hán. Các mặt còn lại để không. 

Miếu Sơn thần (đền Đức Ông) 

Miếu nằm ở hướng tay trái chùa chính với 4 gian nhỏ. Điều đặc biệt nhất của ngôi miếu này là vừa thờ Sơn thần vừa thờ Đức Ông. Miếu lợp ngói rì mộc mạc cùng tổng thể tiền đao hậu dốc. 

Chùa chính 

Chùa chính nằm trên đỉnh núi Câu Lâu với kiểu kiến trúc chữ Công điển hình của chùa phương Đông. Chùa Tây Phương chính gồm Tiền đường, Trung đường và Thương Điện. Các tòa nhà đều sử dụng lối kiến trúc mái chồng diêm, 2 tầng tám mái đầu hình đao. Giữa các tầng, người ta đặt thêm cổ diêm vây kín bằng ván đố. 

Phần Tiền đường và Thượng điển được xây trải dài với 5 gian 2 chái, 6 bộ vì nóc. Đến Trung đường, diện tích thu ngắn lại xuống 3 gian 2 chái, 4 bộ vì kèo.Tuy nhiên, phần  mái ở Trung đường lại cao hơn 40cm. 

Ở Tiền đường, mặt trước lắp cửa gỗ bức bàn cho 3 gian giữa. 2 bên dùng gạch Bát Tràng viền theo 3 tòa nhà. Toàn bộ khung giữa các tòa nhà được kết nối chặt chẽ bằng hệ thống chiều ngang và chiều dọc. Dưới mỗi chân cột, người dựng kê thêm đá âm dương chạm hoa sen.  

Thêm vào đó, ngòi hình mũi hài sử dụng 1 lớp ngót 5 màu vừa đẹp mắt vừa tượng trưng cho áo cà sa cùng hoa sen tinh khiết. Phần mái được tạo nhiều hình thù như lân, rồng đuôi lớn,…  

Thực tế, bạn có thể bắt gặp họa tiết chạm nổi từ vì  nóc, mái trên đến  vỉ ruồi.  Các chủ đề quen thuộc có thể kể tới như vân mây, tứ linh, sen, hổ phù,…  

Nhà Tổ (nhà Mẫu)

Nhà Tổ kết cấu theo dạng chữ Nhị với 3 gian 2 dĩ. Nhà bên ngoài thờ Tổ, trong thờ Mẫu. 3 gian giữa quây bằng cửa bức bàn, 2 gian chái dùng cửa ván đồ. Ở bộ vì nóc và cổn, người ta dùng kiểu chồng rường với họa tiết hoa lá, đao mác. 

Mặt khác, 4 chiếc cốn được chạm nổi các chủ đề tự nhiên quen thuộc như mai điểu, trúc tước, tùng lộc,… 

Nhà khách 

Nhà khách là công trình mới nhất trong tổng thể chùa Tây Phương. Nhà được xây ngay phía bên phải chùa với 7 gian. Tường dạng 2 hồi bít đốc, mái lợp ngói rì 2 bò thoải. Bộ vi hiên được dựng kiểu kẻo kẻm, 2 bộ vi hồi làm kiểu ván mê đổ lụa,

Hệ thống tượng Phật ở chùa Tây Phương Hà Nội


Nghệ thuật điêu khắc tượng cổ

Điểm nổi bật nhất của chùa Tây Phương nằm ở hệ thống tượng Phật. Với hơn 64 pho tượng tôn giáo, sẽ không phải nói ngoa nếu gọi đây là bảo tàng tượng Phật đất Việt.  Nhiều pho như tượng Kim cương, Hộ pháp còn cao hơn 3m, nhìn rất giống thật.

Hệ thống tượng Phật cổ trong chùa Tây Phương Hà Nội gồm: 

  • Bộ tượng Phật Tam Thế Phật (Tam Thân): Quá khứ, Hiện tại, Vị Lai. Bộ 3 tượng ngồi ở thế tọa thiền, y phục giản dị, được cho rằng ra đời đầu thế kỷ 17. 
  • Bộ tượng Di Đà Tam Tôn: Phật A-di-đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. 
  • Tượng Tuyết Sơn: Khắc họa đức Phật Thích ca thời khổ tu. Tượng có màu đen sẫm, y phục mỏng, xương nổi lên, gương mặt đầy suy tư. 
  • Tượng A Nan và Ca Diếp: Đứng hầu 2 bên tượng Tuyết Sơn. 
  • Tượng đức Phật Di Lặc: Vị Phật của thế giới cực lạc, người mập, ngả phía sau, vẻ mặt thỏa mãn. 
  • Tượng Văn thù Bồ Tát: Tay chắp sau, chân đi đất. 
  • Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: Tay chắp trước ngực, khuôn mặt sáng, y phục phủ đầy thân. 
  • Tượng Bát bộ Kim Cương: Bố cục đạt trình độ cao với thế võ giáp trụ. 
  • 16 pho tượng Phật theo phong cách hiện thực. 
tượng la hán

16 tượng Phật La Hán

Theo tài liệu lưu lại ở chùa, 16 tượng phật La Hán là các vị tổ sư Ấn Độ dưới góc nhìn của Thiền Tông Trung Quốc. Đặc biệt, 16 bức tượng La Hán lớn cỡ người thật với tư thế rất đa dạng. Đúng như nhà thơ Huy Cận ghi lại, mỗi pho tượng đều toát lên cảm xúc, cử chỉ, dáng vẻ sinh động và riêng biệt. Điều này thực sự rất hiếm trong kỹ thuật điều khác cổ. 

Các vị La Hán trong chùa tây Phương có thể kể tới như Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Chà-dạ-đa,…

Gợi ý xem thêm:

Gợi ý những địa điểm cho chuyến du lịch chùa đầu năm (Phần 1)
Du lịch chùa Hương: Khi nào? Đi đâu? Ăn gì?
Chiêm bái đất Phật, vãn cảnh tiên tại chùa Thầy Quốc Oai 

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here