Ngọt ngào hương cốm Tú Lệ

Cốm Tú Lệ từ lâu đã được biết đến là một thứ đặc sản “độc nhất vô nhị”của núi rừng Tây Bắc Việt Nam. Được chắt lọc từ những tinh túy của trời đất và sự mộc mạc cần cù của đồng bào dân tộc Tây Bắc, cốm Tú Lệ có hương vị thơm dẻo, thấm đượm tấm lòng thành của bà con đồng bào dân tộc. Không những thế, hương cốm non thơm nức cùng màu xanh tự nhiên như một lời mời gọi của Tú Lệ đối với lữ khách đến đây vào mùa thu – mùa lúa chín – mùa cốm thơm lừng.

Tây Bắc những ngày đầu tháng 9

Tây Bắc những ngày đầu tháng 9, nắng vàng nhẹ, những cơn gió hiu hiu mang theo hương vị của lúa non đã chính thức báo hiệu một mùa lúa chín bội thu nữa lại đến với nơi đây. Từ những cánh đồng Mường Lò cho tới những cung ruộng bậc thang Mù Căng Chải xanh mướt đã bắt đầu chuyển mình sang màu vàng óng ả, màu của sự ấm no. Dưới chân đèo Khau Phạ lúa nếp non trên những thửa ruộng bậc thang Tú Lệ, Lìm Thái, Thái Mông đã được bà con thu hoạch, cắt gần xong để kịp giã cốm ở Khau Phạ khi vào mùa.

Lúa nếp Tú Lệ từ lâu đã nổi tiếng vì lúa ở đây cho ra những hạt gạo to tròn, trắng trong. Thứ nếp này rất đặc biệt, bởi khi nó được đồ thành xôi thì thì dẻo thơm vô cùng còn khi được chế biến thành cốm thì thanh mát, ngọt ngào mà không thứ nếp nào sánh bằng được.

Công đoạn làm ra thành phẩm

Công đoạn làm ra thành phẩm là những hạt cốm dẻo thơm nhìn qua tưởng chừng như đơn giản những thực chất nó lại tốn rất nhiều công sức, sự tỉ mỉ và tinh tế của những người làm ra nó. Để làm ra được những hạt cốm xanh mỏng, bà con trong bản phải dậy từ tờ mờ sang tinh mơ ra đồng hái những bông lúa còn đẫm sương đêm và đang ở trong thời kì uốn câu sữa mang về nhà tuốt. Lúa được  tuốt xong là phải đem đi rang ngay, nếu để vài ngay sau mới làm thì hạt cốm sẽ không còn xanh non, thơm dẻo nữa.

Trước khi bắt đầu việc rang cốm, bà con nơi đây phải chuẩn bị bếp lò và chảo rang. Bếp lò rang nếp ở Tây Bắc thường phải được đắp bằng xỉ than nhưng lại không dung than để đốt mà phải dùng củi để điều chỉnh được độ to nhỏ của lửa. Chảo gang thường được dùng làm bằng gang đúc có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Khi rang cốm phải để lửa nhỏ, đảo đều tay và liên tục để cốm chín đều, không bị nát, đợi nguội rồi mới cho từng mẻ vào cối giã.

Nhịp tay đều đều – Cốm mềm như lụa

Nếu đến Tú Lệ vào mùa này sẽ thường xuyên bắt gặp những cảnh gia đình đồng bào dân tộc đang xúm quanh chiếc cối giã và những chảo gang đầy ắp cốm.  Mỗi người một nhịp, người thì đạp chầy, người thì ở đầu cối đảo cốm bằng những chiếc đũa cả to, cả 2 phối hợp với nhau rất ăn ý và thuần thục. Để giã cốm nếp Tú Lệ cũng cần phải có kỹ thuật. Chân của người giã cốm phải thật đều, nhịp nhàng để lực chày giã không được mạnh quá và cũng không được nhẹ quá. Đồng thời sẽ có một người nữa, sử dụng những mảnh tre để thực hiện việc đảo thóc ở trong cối, nếu như thấy có trấu thì lại xúc ra rồi sảy vỏ sau đó bỏ vào và tiếp tục giã.

Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 10 lần giã mới hoàn tất mẻ cốm. Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của lúa.

Để cho ra cốm nếp Tú Lệ nổi tiếng khắp vùng với hương thơm dẻo ngọt, bà con nơi đây đã phải làm cốm rất công phu và tỉ mỉ. Chính vì thế mà cốm non được mệnh danh là “tinh hoa ẩm thực” của vùng đất rẻo cao này.

Ăn cốm Tú Lệ với những món nào?

Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên. Chính vì hương vị đặc biệt thơm ngon như vậy, nên lâu nay cốm Tú Lệ đã trở thành đặc sản có một không hai nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc.

Cốm được dùng để làm chè cốm hoặc ăn với chuối đều rất ngon

Trước đây, cốm nếp Tú Lệ được người dân làm để thờ cúng ông bà tổ tiên, hoặc là để ăn trong gia đình, làm quà biếu tặng. Nhưng hiện nay, với vị dẻo thơm mà cốm nếp Tú Lệ có nó đã vượt ra khỏi phạm vi bản làng và được du khách gần xa yêu thích. Cho nên được bày bán rất nhiều để phục vụ nhu cầu của du khách. Cốm nếp Tú Lệ nổi tiếng nhưng mỗi mùa cũng chỉ kéo dài được khoảng 2 tháng mà thôi.

Chả cốm và Cốm xào là món khoái khẩu của nhiều người

Vào những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9 này, khi mùa lúa trên những cánh đồng Yên Bái bắt đầu chín rộ, còn chần chừ gì mà không đến với nơi đây. Bức tranh mùa vàng tuyệt đẹp, nhịp sống hối hả và mùa cốm non đã thực sự bắt đầu : “Mường Lò gạo trắng nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về/Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò…”.

motbit
motbithttps://vivu.net
Đơn vị cung cấp Tour du lịch hàng đầu Việt Nam. Dịch vụ chuyên nghiệp - Hướng dẫn viên thân thiện - Lịch trình an toàn - Phục vụ chu đáo

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here